Những câu hỏi cần biết xoay quanh chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?

Thứ tư - 25/09/2019 13:29

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG
Đã là kỹ sư xây dựng chắc ai cũng biết về chứng chỉ hành nghề xây dựng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết sau đây sẽ làm rõ thêm tất cả những điều liên quan đến chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? những ai cần đến nó?

Ngày nay, Hầu hết các ngành nghề đều cần chứng chỉ hoạt động, nó như một giấy phép con cho người đó được hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực được cấp phép. Ví dụ bán thuốc tây thì phải có giấy phép hành nghề dược sỹ, môi giới bất động sản thì có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, làm đấu thầu thì phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu... Trong lĩnh vực xây dựng cũng yêu cầu "giấy phép", gọi là chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
Vậy chứng chỉ hành nghề xây dựng là bản đánh giá năng lực vắt tắt của Bộ, Sở xây dựng đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Tất cả các kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân kinh tế xây dựng... đều cần đến chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Ngày nay việc sở hữu chứng chỉ hành nghề xây dựng là bắt buộc đối với các cá nhân giữ vai trò chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, giám sát trưởng, giám sát viên, chỉ huy trưởng công trường, chủ trì dự toán.
 
chung chi hanh nghe xay dung 9
 

Người có chứng chỉ hành nghề xây dựng thì làm được những chức danh gì?

Tùy vào hạng của chứng chỉ hành nghề xây dựng mà người được cấp có thể làm được các chức danh theo cấp công trình bao gồm: chủ nhiệm, chủ trì, giám đốc ban quản lý dự án, chỉ huy trưởng, giám sát trưởng... Tóm lại với tất cả các lĩnh vực xây dựng từ quy hoạch, thiết kế, định giá, giám sát, thi công, kiểm định chất lượng thì đều cần ngườii có chứng chỉ hành nghề ký vào hồ sơ, khi đó  hồ sơ mới có giá trị pháp lý hoàn chỉnh.
Do đó bất kỳ các bạn kỹ sư dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần trang bị cho mình các chứng chỉ hành nghề xây dựng phù hợp. Nó như cái cần câu cơm, có nó các bạn dễ dàng được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng, được hưởng mức lương xứng đáng hoặc có đi tìm việc làm thì có cái chứng chỉ hành nghề xây dựng các bạn có lợi thế hơn rất nhiều, rất dễ kiếm được công việc tốt hơn so với những người còn lại.

Vậy chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được xin ở đâu?  cơ quan nào có quyền cấp và thu hồi? 

Chứng chỉ hành nghề xây dựng được bộ xây dựng, sở xây dựng các tỉnh thành phố hoặc các tổ chức xã hộ nghề nghiệp cấp. 
        a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I.

        b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III.

        c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định tại Điều 56c Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.
 Ngoài ra, Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp.”

Những ai được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng  được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng năm 2014.
Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 44 Nghị định 100.

Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định của Luật xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề.

Chứng chỉ hành nghề xây dựng

 

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực tối đa 05 năm. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Mã số chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? 

Mỗi cá nhân khi được cấp  chứng chỉ hành nghề thì có kèm theo 1 mã số gọi là mã số chứng chỉ hành nghề xây dựng. Đó Là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân. Mã số chứng chỉ hành nghề không thay đổi khi cá nhân đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề đã được cấp.

Đăng tải thông tin về chứng chỉ hành nghề xây dựng? 

Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; hướng dẫn về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ; tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trực tuyến.
Khi cần tra cứu năng lực cá nhân hoạt động xây dựng, các anh chị có thể tìm kiếm trên trang wed của cục quản lý hoạt động xây dựng, Bộ xây dựng.

Cần thi sát hạch trước khi cấp chứng chỉ hành nghề hay không? 

Trước khi được xét cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng, tất cả cá nhân phải trải qua ký thi sát hạch về kiến thức pháp luật xây dựng và kiến thức chuyên môn nghề nghiệp. Nếu thi cấp cấp lại chứng chỉ xây dựng thì chỉ cần thi phần kiến thức pháp luật.
Nội dung để thi thi sát hạch được quy định tại Quyết định số 1623/QĐ-BXD ngày 26/12/2018 của Bộ Xây dựng.
MÌnh cũng xin giới thiệu luôn là mình đã lập bộ đề thi này theo kiểu trắc nghiệm online, ôn luyện vô cùng dễ nhớ, có phần thi thử giồng như thi thật, đảm bảo thi đâuk 100%, anh chị em kỹ sư có thể tham khảo thêm.

Xem thêm: Hướng dẫn ôn thi chứng chỉ hành nghề xây dựng theo nội dung
Xem thêm: Hướng dẫn thi thử chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Xem thêm: Hướng dẫn mua lượt thi thử bằng tin nhắn.
Xem thêm: Bộ đề thi chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất năm 2019.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng như thế nào? 

Anh chị em kỹ sư nắm một số thông tin dưới đây để thực hiện khi cần làm chứng chỉ hành nghề nhé.
Cá nhân khi cần cấp chứng chỉ hành nghề thì gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 55 Nghị định 100 qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, xét nâng hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ hành nghề; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 25 ngày đối với trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bao gồm những gì?

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định 100 kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

b) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp.

Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề.

d) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai.

đ) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài.

e) Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

g) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Cơ bàn trên đây mình đã nêu ra một số câu hỏi vướng mắc mà anh chị em hay gặp phải khi tìm hiểu về chứng chỉ hành nghề xây dựng.  Rất mong anh chị em kỹ sư đã tìm được cho mình lời giả ưng ý nhất.

Mời các anh chi em kỹ sư tham khảo bài viết tiếp theo: Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1, 2, 3, thông tin cần biết.
 
Bên em chuyên dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng, anh chị em kỹ sư nào có nhu cầu mà chưa đủ năng lực kinh nghiệm hoặc không có khả năng tham gia sát hạch thì liên hệ em ạ.
Số điện thoại: 0942004333
Zalo: 0942004333
Facebook: https://www.facebook.com/CCXAYDUNG
Uy tín, nhiệt tình và nhanh chóng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
global block tophits
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay2,784
  • Tháng hiện tại84,058
  • Tổng lượt truy cập6,161,406
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây